Rikako Ikee với ý chi vươn lên trước căn bệnh ung thư quái ác của mình

Vận động viên thể thao là những người ngoài tài năng được rèn luyện, mài giũa sau nhiều quá trình rèn luyện còn cần phải có sự kiên trì và niềm đam mê sâu sắc với môn thể thao mình theo đuổi thì mới có được sự gắn bó lâu dài. Bên cạnh những thành công rực rỡ được minh chứng bằng những tấm huy chương, họ còn phải chịu nhiều khổ luyện và trải quá nhiều khó khăn mà chúng ta không biết hết được. Đặc biệt là không may vướng phải một số loại bệnh hiểm nghèo nguy hiểm. Phải có lòng kiên trì, ý chí quyết tâm và niềm đam mê cháy bỏng mới có thể đẩy lùi được bệnh tật phía sau để theo đuổi ước mơ. Điển hình như Vận động viên Rikako Ikee người Nhật Bản.

Thành tích nổi bật của Kình ngư Nhật Bản trước khi phát bệnh ung thư quái ác

Thành tích nổi bật của Kình ngư Nhật Bản trước khi phát bệnh ung thư quái ác
Thành tích nổi bật của Kình ngư Nhật Bản trước khi phát bệnh ung thư quái ác

Ikee từng giành hai HCV ở nội dung 50m bướm và 100m bướm ở giải vô địch trẻ thế giới 2015 tổ chức tại Singapore. Một năm sau, cô giành 4 HCV ở giải vô địch châu Á, và 3 HCĐ ở giải VĐTG. Trước khi dự ASIAD, cô đã giành HCV ở giải vô địch Pan Pacific diễn ra trên sân nhà Tokyo.

Nổi tiếng không chỉ tài năng mà còn cả sắc đẹp. Kình ngư nữ Rikako Ikee được xem như Nữ hoàng bơi lội Nhật Bản. Đặc biệt sau khi cô gái 20 tuổi đoạt 6 HCV tại Asian Games 2018 ở Jakarta (Indonesia). Hướng tới Tokyo 2002, cô được kỳ vọng đem về vài chiếc HCV cho bơi lội Nhật Bản. Được xem như mỏ vàng của Nhật tại Tokyo 2020, nhưng Rikako Ikee bất ngờ phát hiện bị bệnh bạch cầu (máu trắng). Sau thời gian dài lặng lẽ điều trị, nữ hoàng bơi lội Nhật vừa trở lại thật ấn tượng.

Việc không may cho Ikee nói riêng và bơi lội của xứ mặt trời mọc nói chung, Nữ hoàng bơi lội Nhật bất ngờ phát hiện bị bệnh bạch cầu vào tháng 2/2019. Từ đó, cô phải kiên trì chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư quái ác này.

Quyết tâm chống chọi với bệnh tật để theo đuổi đam mê

Kình ngư Rikako Ikee lần đầu giành huy chương sau khi trở lại với ngôi á quân 50 m tự do nữ. Được tổ chức tại Japan Open hôm 7/2. Thành tích của Ikee là 24 giây 91. Kém người về đầu Riko Omoto 16% giây. Đây là kết quả tốt nhất của nữ kình ngư 20 tuổi từ khi trở lại thi đấu vào tháng 10/2020. Trước đó, cô chiến thắng căn bệnh bạch cầu.

“Tôi muốn kiên nhẫn tiến về phía trước. Tôi vẫn chưa chắc chắn về cơ hội dự Thế vận hội Tokyo. Nên chỉ muốn tiếp tục cải thiện từng chút một”. Kyodo News trích chia sẻ của Ikee.

Ikee được coi như “Nữ hoàng bơi Nhật Bản” sau chiến tích giành 6 HCV và 2 HCB tại Asian Games 2018 ở Indonesia. Thành công ngoài mong đợi giúp cô vượt qua nhiều đối thủ để giành danh hiệu “Vận động viên hay nhất” Asian Games 2018.

Ý chí chiến đấu vượt qua nghịch cảnh đáng khâm phục

Ý chí chiến đấu vượt qua nghịch cảnh đáng khâm phục
Ý chí chiến đấu vượt qua nghịch cảnh đáng khâm phục

Tuy vậy, Ikee được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu ngày 8/2/2019 và phải điều trị liên tục trong vòng 10 tháng. Trước khi chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác. Nhờ cải thiện chế độ ăn uống, cô gái 20 tuổi đã tăng 6 kg trong vòng chưa đầy một năm.

“Tôi đã có thể đu xà 10 lần. Điều không thể làm nổi cách đây vài tháng. Để vượt qua nghịch cảnh, chúng ta cần có hy vọng. Ngọn lửa hy vọng bừng sáng ở phía xa cho phép chúng ta tiếp tục cố gắng. Luôn tiến về phía trước. Cho dù có khó khăn đến đâu”. Ikee thể hiện sự lạc quan.

Cuối tháng 2, Ikee dự kiến tiếp tục thi đấu các nội dung bơi bướm tại Tokyo Open. Giải đấu này giống như cuộc thi tuyển chọn của các kình ngư Nhật Bản cho việc tranh tài tại Thế vận hội được tổ chức trên sân nhà.

Thông tin về Olympic

Đây là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Thế vận hội gồm Thế vận hội Mùa hè; và Thế vận hội Mùa đông; được tổ chức xen kẽ nhau 2 năm/lần (vào các năm chẵn). Đây là một đại hội thể thao không chỉ là đua sức thể lực; mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại.

Thế vận hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại từ năm 776 trước Công Nguyên; cho đến khi Hoàng đế La Mã là Theodosius I cấm đoán vào năm 394. Và Thế vận hội hiện đại được Nam tước người Pháp Pierre Frèdy de Coubertin tổ chức lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã trở thành cơ quan chủ quản của Phong trào Olympic; với Hiến chương Olympic xác định cấu trúc và cơ quan có thẩm quyền của nó.

Thế vận hội Mùa hè được diễn ra cứ 4 năm/lần từ năm 1896; trừ những năm diễn ra chiến tranh thế giới (như Chiến tranh thế giới thứ II).

Thế vận hội Mùa đông được thành lập vào năm 1924 cho những môn thể thao mùa đông. Mới đầu nó được tổ chức cùng năm với Thế vận hội mùa hè; nhưng từ năm 1994, Thế vận hội mùa đông và Thế vận hội mùa hè diễn ra xen kẽ nhau 2 năm/lần.

Cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất tại Hậu trường thể thao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *